Bánh hồng, món đặc sản của vùng đất Bình Định nhìn hao hao chè lam và nom chẳng ngon mắt mấy. Nhưng khi cắn miếng rồi thì người ăn cũng phải gật gù nghĩ lại.

Nếu bạn chưa biết thì, bánh hồng cũng là một món đặc sản lâu đời của miền đất võ Bình Định bên cạnh bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa… Món bánh này vốn được coi là biểu trưng cho tin vui, thường xuất hiện vào dịp đặc biệt như đám cưới hỏi của người dân địa phương.

Tương tự như nhiều loại bánh truyền thống khác, nguyên liệu làm ra bánh hồng đều rất dân dã bao gồm gạo nếp, đường kính và dừa. Tại Bình Định có rất nhiều vùng làm bánh hồng. Nhưng chỉ riêng bánh hồng của thị trấn Tam Quan mới được đánh giá là đặc sắc hơn cả vì làm từ gạo nếp Ngự có tiếng thơm và dẻo.

Bánh hồng đặc sản Bình Định ăn xong trắng cả quần áo, bạn có muốn thử không? - Ảnh 1.

Món bánh tráng miệng này thường xuất hiện vào dịp đặc biệt như đám cưới hỏi… Sau khi ăn cỗ, người Bình Định sẽ dùng dao cắt bánh thành từng miếng hình thoi, nhâm nhi cùng ly trà nóng.

Ngoại hình bánh tuy xấu xí, thô kệch nhưng bù lại hương vị rất mộc mạc, dễ ăn

Tuy có tên gọi là bánh hồng nhưng sự thực bánh chỉ toàn một màu trắng từ trong ruột ra đến ngoài vỏ. Thậm chí, thức quà này không hề sở hữu bề ngoài bắt mắt mà lại còn có phần thô kệch.

Tấm bánh to, dày khoảng 2-3 cm lại dẻo nên không hề dễ cắt thành hình thoi đúng điệu. Khi cắt lát, tảng bánh để lộ ra phần ruột màu trắng đục không mấy mịn màng mà lỗ chỗ lỗ khí rỗng.

Bánh hồng đặc sản Bình Định ăn xong trắng cả quần áo, bạn có muốn thử không? - Ảnh 2.

Tảng bánh dày dặn khiến việc cắt lát khá vất vả.

Bánh hồng đặc sản Bình Định ăn xong trắng cả quần áo, bạn có muốn thử không? - Ảnh 3.

Ruột bánh trắng đục, không mịn mà lỗ chỗ lỗ rỗng.

Bánh hồng đặc sản Bình Định ăn xong trắng cả quần áo, bạn có muốn thử không? - Ảnh 4.

Thực sự việc cắt bánh thành hình thoi đúng điệu không hề dễ dàng. Nếu bạn không cầu kì cứ cắt thành miếng vừa ăn là ổn.

Mất điểm ở khoản ngoại hình nhưng bánh hồng cũng ghi điểm lại ở phần hương vị. Khi cắn một miếng, WeBuy nhận thấy món bánh này khá dễ ăn và không hề tệ giống chè lam như tưởng tượng.

Bánh không quá ngọt, lại vừa dẻo vừa dai dai, sần sật của dừa cũng như dậy thơm mùi nếp. Tuy nhiên, khi để ngoài ngoài không khí lâu bánh sẽ dần đanh lại, mất đi độ mềm lúc mới mua.

Nếu là người yêu thích hương vị truyền thống thì không gì sánh bằng thú vui uống trà thưởng bánh hồng thanh tao. Ngược lại, với những ai đang mong chờ một điều gì đặc biệt thì có lẽ thức quà quê này chưa đủ cuốn hút, đặc sắc hay gây thương nhớ.

Bánh hồng đặc sản Bình Định ăn xong trắng cả quần áo, bạn có muốn thử không? - Ảnh 5.

Cắn một miếng bánh hồng sẽ cảm nhận được sự dẻo thơm mùi nếp và dừa mà không bị ngọt gắt.

Bột nếp khô phủ bánh ăn lạ miệng nhưng ngay lập tức biến quần áo người ăn thành giẻ lau bảng

Bánh hồng đặc sản Bình Định ăn xong trắng cả quần áo, bạn có muốn thử không? - Ảnh 6.

Từng miếng bánh được bao phủ bởi một lớp “tuyết” bột nếp khô dày.

Chế biến từ gạo nếp xay và đường nên khi mới nấu xong bánh hồng vô cùng dính. Bột nếp khô được sử dụng để làm se bề mặt bánh cũng như kéo dài thời gian bảo quản. Lớp bột trắng mịn, dày, bao phủ bên ngoài khiến loại bánh này trở nên khác lạ.

Tuy nhiên lượng bột bao quanh nó nhiều đến nỗi vương vãi trắng xoá khắp nơi khi cắt và ăn bánh. Chỉ cắn một miếng bánh thôi mà bột rơi lả tả xuống áo quần rồi bám dày trên các ngón tay. Có lẽ hội mặc quần áo tối màu hẳn sẽ không mấy mặn mà với món ăn này.

Bánh hồng đặc sản Bình Định ăn xong trắng cả quần áo, bạn có muốn thử không? - Ảnh 7.

Ăn bánh hồng mà để lớp bột nếp dính vào quần áo thì có phủi mỏi tay cũng không sạch. Bột nếp dính ra tay rồi vương vãi khắp nơi.

Ngoài ra, một hạn chế khác của món bánh này là chỉ bảo quản và dùng trong khoảng 5 ngày đổ lại. Bánh hồng để quá hạn sẽ bị cứng và có mùi lên men. Vậy nên, dù có trót nghiện món này đến mấy cũng khó có thể mua tích trữ ăn dần.

Hiện tại, muốn thưởng thức món bánh đặc sản này thì bạn chỉ có thể tìm mua nó ở Bình Định mà thôi. Một gói bánh hồng trọng lượng 500 gr có giá khá rẻ, tầm 25 đến 30 nghìn đồng. Nếu có dịp ghé qua đất Bình Định cũng nên mua, ăn thử món bánh hồng này cho biết nhé, biết đâu lại nghiện.

Ưu điểm: Bánh dẻo, thơm mùi nếp và dừa, dễ ăn và không quá ngọt.

Nhược điểm: Hạn sử dụng ngắn (trong vòng 5 ngày), lớp bột áo vung vãi khắp nơi khi ăn và làm bẩn đồ tối màu.

Nơi mua: Chỉ có ở xứ Bình Định.

Note: Dễ ăn mà lại còn rẻ nữa nên có dịp thì mua ăn thử thôi.

SHARE

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here