Trứng gà là một thực phẩm rất bổ dưỡng, có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để tạo ra những món ăn hấp dẫn và chúng ta cũng không cần mất quá nhiều thời gian để chế biến món ăn này. Vậy trứng gà mang lại những lợi ích sức khỏe như thế nào, nên ăn mấy quả trứng một tuần và cần lưu ý điều gì?

1. Những lợi ích sức khỏe từ quả trứng gà

– Trứng gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng và còn được gọi là “siêu thực phẩm”. Trong mỗi quả trứng gà có chứa rất nhiều dưỡng chất như protein, chất béo lành mạnh, calo, folate, vitamin A, vitamin B2, B5, B6, B12, vitamin D, vitamin K, phốt pho, selen, canxi, kẽm và nhiều chất dinh dưỡng khác.

Trứng gà có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Trứng gà có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

– Rất tốt cho sức khỏe đôi mắt: Trong trứng gà có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, chẳng hạn như zeaxanthin và lutein,… có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó, lượng vitamin A trong trứng cũng rất quan trọng, góp phần phòng tránh các bệnh về mắt.

– Giúp xương chắc, tóc khỏe: Khi ăn trứng gà, cơ thể sẽ được bổ sung vitamin D. Nhờ có vitamin D mà khả năng hấp thụ canxi của cơ thể sẽ tốt hơn. Từ đó, giúp phòng tránh loãng xương và giúp tóc và móng thêm chắc khỏe. Bên cạnh đó, các axit amin và các khoáng chất khác trong trứng cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ mất cân bằng sinh hóa cơ thể và giúp bạn có mái tóc khỏe đẹp hơn.

– Rất tốt cho não bộ: Trong trứng gà có chứa choline – đây là dưỡng chất quan trọng tương tự với vitamin B. Choline đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành màng tế bào, đồng thời sản sinh những phân tử tín hiệu của não. Cơ thể bị thiếu choline có thể phải đối mặt với những vấn đề như giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh,…

– Không ảnh hưởng xấu tới cholesterol: Trứng có chứa nhiều cholesterol nhưng ít có nguy cơ làm tăng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, trong một nhóm đối tượng thì trứng có thể khiến cholesterol toàn phần và cholesterol xấu tăng nhẹ.

– Tăng hàm lượng cholesterol tốt, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số bệnh lý khác.

– Cung cấp axit béo omega 3, giảm triglycerid: Khi ăn trứng, bạn có thể bổ sung cho cơ thể một số thực phẩm giàu omega-3 và giúp giảm triglyceride trong máu. Từ đó giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch.

– Trứng giúp giảm cân: Trong một quả trứng có chứa gần như đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Chính vì thế, khi ăn trứng bạn có cảm giác no lâu hơn. Do đó, đây là thực phẩm thường được bổ sung trong chế độ ăn kiêng, giảm cân của rất nhiều người.

2. Nên ăn mấy quả trứng trong một tuần?

Bất cứ loại thực phẩm nào, dù tốt đến đâu, bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Để đạt được những lợi ích sức khỏe từ quả trứng, bạn nên lưu ý đến số lượng trứng tiêu thụ và ăn đúng cách. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể:

– Đối với người trưởng thành: Trứng có chứa Cholesterol nhưng không mang lại vấn đề sức khỏe tiêu cực. Với một người trưởng thành và khỏe mạnh, có thể ăn tối đa 1 quả trứng trong một ngày và ăn liên tục trong một tuần.

– Người cao tuổi và có sức khỏe tốt cũng có thể ăn 1 quả trứng mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người để đưa ra mức tiêu thụ trứng phù hợp hơn.

Bà bầu nên bổ sung trứng trong chế độ ăn

Bà bầu nên bổ sung trứng trong chế độ ăn

– Phụ nữ có thai: Trứng chính là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung trứng vào chế độ ăn uống để có một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu có sức khỏe tốt có thể ăn khoảng 3 đến 4 quả trứng mỗi tuần. Trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường hoặc gặp phải một số vấn đề sức khỏe trong thai kỳ thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung trứng trong chế độ ăn hàng ngày.

– Người bệnh:

+ Người mắc bệnh tiểu đường type 2: Chỉ nên ăn 1 quả trứng/ngày và 5 quả trứng/tuần.

+ Bệnh nhân tim mạch hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Nếu đang thực hiện chế độ ăn ít bão hòa, có thể ăn 7 quả trứng/tuần. Nếu người bệnh đang áp dụng chế độ ăn bình thường thì chỉ nên ăn 3 đến 4 quả trứng và không nên ăn nhiều hơn 4 lòng đỏ.

+ Nếu có chỉ số cholesterol LDL cao, có thể ăn mỗi ngày 1 quả trứng và ăn liên tiếp trong 7 ngày. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất thì bạn chỉ nên tối đa 4 quả trứng mỗi tuần.

+ Người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa thì chỉ nên ăn ít hơn 6 quả trứng/tuần.

Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi có thể ăn 3 đến 4 quả trứng mỗi tuần

Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi có thể ăn 3 đến 4 quả trứng mỗi tuần

– Trẻ em: Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà nhu cầu dinh dưỡng của trẻ khác nhau và chế độ ăn cũng sẽ khác nhau.

+ Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi: Mỗi tuần mẹ chỉ cho bé ăn khoảng 2 đến 3 bữa trứng, trong đó mỗi bữa chỉ nên ăn nửa lòng đỏ.

+ Trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi: Một tuần không nên ăn nhiều hơn 4 lòng đỏ và mỗi bữa chỉ nên ăn 1 lòng đỏ.

+ Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Mỗi tuần mẹ có thể cho bé ăn từ 3 đến 4 quả trứng.

+ Trẻ từ 2 tuổi trở lên, mẹ có thể cho con ăn tối đa 1 quả trứng mỗi ngày.

– Một số lưu ý khi ăn trứng:

+ Trước khi ăn trứng không nên uống trà vì protein trong trứng tương tác với axit tannic trong trà có thể khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị cản trở.

+ Không ăn trứng gà cùng đậu nành vì có thể làm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất ở cả 2 loại thực phẩm này.

+ Không nên ăn trứng sống hay trứng lòng đào để tránh bị nhiễm khuẩn hay ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên cũng không nên luộc trứng gà quá chính để tránh làm mất dưỡng chất có trong trứng.

Không nên ăn trứng sống để tránh ngộ độc

Không nên ăn trứng sống để tránh ngộ độc

+ Không nên ăn trứng gà luộc đã để qua đêm.

+ Không ăn trứng gà cùng với thịt thỏ, óc lợn, quả hồng.

+ Không nên chiên trứng gà với tỏi.

+ Sau khi ăn trứng gà, không nên dùng thuốc kháng viêm để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của trứng gà cũng như một số lưu ý về lượng trứng nên ăn mỗi tuần và cách ăn trứng để hấp thụ tối đa dưỡng chất của loại thực phẩm này, từ đó chuẩn bị thực đơn khoa học và hợp lý.

SHARE

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here