Tân Cương: Cảnh đẹp – Trà ngon

0
66

Tân Cương là vùng chè nổi tiếng của Thái Nguyên nói riêng, cả nước nói chung, có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, trong lành, con người hồn hậu, chịu thương, chịu khó. Du khách đến đây một lần, được nhấp một ngụm chè “chát tiền ngọt hậu”, nước xanh, hương cốm, hẳn sẽ đắm say, nhớ mãi và không ít người vì thế đã bị “mê hoặc” bởi thức uống này.

Vùng chè Tân Cương nằm ở phía Tây TP. Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố chừng 10km, nằm cận kề với hồ Núi Cốc – nơi gắn với câu chuyện tình huyền thoại nàng Công và chàng Cốc yêu nhau nhưng không thành duyên. Nước mắt của cô gái chảy thành dòng tìm về vùng đất Tân Cương (quê hương của chàng Cốc), tạo nên hương vị vùng chè ngọt thơm mà chỉ nơi đây có được. Đến đây, du khách được đắm chìm trong cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt với những đồi chè xanh non có hình bát úp.

Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước 25km2, sức chứa 175 triệu m3 nước, với vị trí nằm ngay ở chân đập, vùng chè Tân Cương luôn được đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất. Trong ảnh: Đập chính hồ Núi Cốc.
Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước 25km2, sức chứa 175 triệu m3 nước, với vị trí nằm ngay ở chân đập, vùng chè Tân Cương luôn được đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất. Trong ảnh: Đập chính hồ Núi Cốc.

Chè là cây trồng mũi nhọn ở TP. Thái Nguyên. Vùng chè Tân Cương (gồm 6 xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức, Quyết Thắng và Phúc Hà), hiện có tổng diện tích hơn 1.400ha. Do được chăm sóc, thu hái đúng quy trình kỹ thuật, năng suất chè nơi đây đạt trên 155 tạ/ha, sản lượng đạt 25.000 tấn, giá trị thu nhập trên 1ha đất trồng chè đạt hơn 1 tỷ đồng.

Một góc vùng chè Tân Cương.
Một góc vùng chè Tân Cương.
Người dân thu hái chè.
Người dân thu hái chè.

Hiện nay, hầu hết các hộ dân làm chè đều ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, chế biến chè, như: Sử dụng hệ thống tưới tự động, sao chè bằng tôn điện, tôn ga, máy vò tự động… Nhờ đó, năng suất, chất lượng sản phẩm chè ngày càng được nâng lên.

Hệ thống tưới tự động giúp cây chè luôn được cung cấp đủ nước, phát triển xanh tốt.
Hệ thống tưới tự động giúp cây chè luôn được cung cấp đủ nước, phát triển xanh tốt.
Người dân sử dụng máy sao sấy chè liên hoàn cho sản phẩm đạt chất lượng cao.
Người dân sử dụng máy sao sấy chè liên hoàn cho sản phẩm đạt chất lượng cao.

Để nâng cao giá trị sản phẩm chè, những năm gần đây, nhiều hộ dân trồng chè tại vùng chè Tân Cương đã chuyển hướng sang chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, theo hướng hữu cơ. Hiện có khoảng 800ha chè được chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, khoảng 600ha theo hướng hữu cơ. Các công đoạn từ trồng, chăm sóc, chế biến, đóng gói sản phẩm được đảm bảo an toàn.

Công nhân đóng gói sản phẩm chè tại Hợp tác xã chè Hảo Đạt (Tân Cương).
Công nhân đóng gói sản phẩm chè tại Hợp tác xã chè Hảo Đạt (Tân Cương).

Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, người dân đã sản xuất nhiều dòng sản phẩm chè từ bình dân đến cao cấp với đủ mẫu mã. Bình quân mỗi kilogam chè có giá dao động từ 200-250 nghìn đồng. Cao cấp hơn có chè tôm nõn đặc sản từ 400-600 nghìn đồng/kg; chè tôm nõn cao cấp từ 800 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/kg; chè đinh cao cấp từ 3-8 triệu đồng/kg…

Sản phẩm Chè tôm nõn của HTX chè Hảo Đạt đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp Quốc gia.
Sản phẩm Chè tôm nõn của HTX chè Hảo Đạt đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp Quốc gia.

Cảnh đẹp – Trà ngon nên hằng năm vùng chè Tân Cương đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan, thưởng trà. Những nương chè xanh mướt trở thành địa điểm check-in độc đáo, cây chè trở thành sản phẩm du lịch, đem lại lợi nhuận “kép” cho người nông dân.

Du khách thưởng trà và mua trà từ vùng chè Tân Cương.
Du khách thưởng trà và mua sản phẩm.
Khách du lịch tham quan, chụp ảnh tại vùng chè Tân Cương.
Khách du lịch tham quan, chụp ảnh tại vùng chè Tân Cương.

Nguồn: Nhóm P.V Kinh tế – Báo Thái Nguyên

SHARE

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here