Lợn cắp nách hay một số vùng gọi là lợn lửng là loại lợn đặc sản có nhiều ở vùng cao, đặc biệt là Lai Châu. Loại lợn này được ra đời do thói quen chăn nuôi lạc hậu của người dân tộc thiểu số vùng cao như: H’Mông, Thái, Dao… Hình thức nuôi chủ yếu của đồng bào là chăn thả tự nhiên, vì thế lợn rất chậm lớn, trung bình chỉ từ 10 đến 15 kg, con to cũng chỉ tầm 20kg. Vì lợn không quá nặng nên người dân đi chợ phiên thường cho vào gùi, xách tay, cắp vào nách vì thế mới có cái tên “lợn cắp nách”.
Lợn cắp nách hay một số vùng gọi là lợn lửng là loại lợn đặc sản có nhiều ở vùng cao, đặc biệt là Lai Châu. Loại lợn này được ra đời do thói quen chăn nuôi lạc hậu của người dân tộc thiểu số vùng cao như: H’Mông, Thái, Dao… Hình thức nuôi chủ yếu của đồng bào là chăn thả tự nhiên, vì thế lợn rất chậm lớn, trung bình chỉ từ 10 đến 15 kg, con to cũng chỉ tầm 20kg. Vì lợn không quá nặng nên người dân đi chợ phiên thường cho vào gùi, xách tay, cắp vào nách vì thế mới có cái tên “lợn cắp nách”.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lai Châu