Nghề sản xuất tương ở làng nghề truyền thống Bần Yên
Dân ta có câu “tương cà gia bản”, trước kia, với người nông dân, chỉ cần một ao rau muống, một chum tương với một vại cà thì yên trí cả năm không phải lo đến việc ăn uống thường nhật.
Tương ngon phải kể đến tương Bần, tức là sản xuất tại thị trấn Bần yên Nhân , huyện Mỹ Hào. Tương ở đây sánh vàng, thơm ngậy, hạt đỗ được xay nhỏ, nước tương màu cánh gián. Nó được chế biến bằng gạo nếp cái với đỗ tương ta, hạt nhỏ chứa nhiều đạm. Đỗ phải rang với cát, tay đảo đều, lửa đượm, hạt đỗ chín đều lên màu vàng bốc mùi thơm. ủ mốc người ta dùng là khoai, lá sen. Khi mốc lên hoa hoè, cầm nắm mốc xốp nhẹ là được. Ngả tương là một ngày trọng đại. Cum tương đã được ngâm nước vài lần, cọ rửa sạch sẽ. Nước ngâm đỗ phải là nước giếng đất hoặc giếng xây đá tổ ong, không dùng nước máy. Nước ngâm đỗ có váng bọt được vớt bỏ ra ngài. Vào một buổi sáng mát lành, người ta tiến hành ngả tương cho đến khi mặt trời lên cao nắng nóng thì nghỉ. Sau đó cứ sáng ra người ta lấy gậy khuấy đều rồi đậy bằng chậu sành, tránh nắng chứ không tránh nóng. Tương ngấu càng để lâu càng ngon, người ta san ra hũ, ra chai ăn dần. Người ta gọi tương ngọt không phải ngọt như nước đường, mà vì có độ đạm cao, chế biến tinh khiết, nguyên liệu chọn lịch, để lâu không hỏng. Nhìm mâm cơm có bát tương gừng, thực khách nghĩ đến đĩa thịt luộc hoặc bát thịt bò tái. Cái béo ngậy của thịt, đậm ngọt của tương, thơm cay của gừng thêm nhánh rau thơm, mấy thứ ấy bổ sung cho nhau bữa ăn có thể nói là nhớ đời.
Tương là món ăn mang ý nghĩa cộng đồng. Trong mâm cơm mọi thứ rau dưa, thịt cá đều chấm vào đó, mới nổi hương vị. Nó đằm thằm mà khiêm tốn, không xốc nổi, sắc xảo như các thứ nước mắm miền biển, xứng đáng được người Hưng Yên ưa chuộng.
Nguồn: Báo Hưng Yên