- 18/02/2024 | Cây đơn đỏ có tác dụng gì, cách dùng như thế nào?
- 22/02/2024 | Những loại trái cây giúp giảm cân dễ tìm kiếm mà bạn không nên bỏ lỡ
- 23/02/2024 | Cây la hán quả – Loại cây thuộc họ bầu bí với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
- 23/02/2024 | Cây mè đất – Loài cây được dùng nhiều trong chữa bệnh nhưng cần cẩn trọng
- 25/02/2024 | Những loại trái cây không nên ăn khi giảm cân và một số mẹo giảm cân hiệu quả
1. Tìm hiểu chung về cây gừng
1.1. Đặc điểm hình thái
Cây gừng hay còn được biết đến với danh pháp khoa học Zingiber officinale Rose, nằm trong họ Zingiberaceae. Dưới đây là một vài đặc điểm hình thái cơ bản của cây rừng:
- Thân: Là dạng thân thảo, tương đối cao, chiều cao khi cây trưởng thành vào khoảng 1m.
- Củ (rễ): Khá mập, phân thành nhiều nhấn, vỏ ngoài màu nâu, phần ruột bên trong thường là màu vàng. Củ gừng chứa xơ, có hương vị cay nồng.
- Lá: Hình mác, chiều dài trung bình 15 đến 30cm, màu xanh lục. Lá thường được bao phủ bởi lớp lông tơ khi còn non. Sau đó, bề mặt lá bắt đầu nhẵn nhụi.
- Hoa: Mọc theo cụm, nở rộ vào tháng 10. Hình dáng mỗi bông hoa gần giống như bông thóc. Màu sắc hoa gừng là sự pha trộn sữa màu xanh lục, màu vàng và màu trắng. Nhị bên trong màu tím đậm.
Cây gừng mọc thẳng, chiều cao trung bình khoảng 1m
1.2. Nơi phân bố
Gừng là loài thực vật có thể phát triển tại nhiều khu vực khí hậu. Trong đó, loài cây này hiện được trồng nhiều tại Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.
Tại nước ta, gừng phân bố trên hầu khắp cả nước. Cây gừng thường sinh trưởng mạnh ở vùng ẩm, thông thoáng có ánh sáng.
2. Các dạng bào chế chủ yếu của gừng theo y học cổ truyền
Bộ phận chủ yếu được sử dụng trên cây gừng là củ. Trong Đông Y, người ta có thể bào chế gừng thành nhiều dạng. Chẳng hạn như:
- Sinh khương: Ở dạng tươi, chưa qua chế biến.
- Tiêu khương: Gừng tươi được bào mỏng rồi đem phơi khô. Đến khi gừng xém vàng, người ta lại tiếp tục vẩy thêm chút nước và đậy kín.
- Bào khương: Là sản phẩm gừng khô đã qua sơ chế.
- Thán khương: Là loại gừng được thái mỏng, sau đó đem nướng / sao cháy cho đến khi chuyển sang màu đen.
- Can khương: Gừng nguyên củ được phơi / sấy khô.
- Khương bì: Gừng cạo vỏ sấy khô hoặc phơi khô.
Gừng ở dạng tươi chưa qua chế biến
3. Tác dụng của gừng theo y học cổ truyền và y học hiện đại
3.1. Theo y học cổ truyền
Theo Đông Y, tác dụng của gừng thay đổi tùy thuộc theo từng dạng bào chế cụ thể. Trong đó:
- Sinh khương: Hỗ trợ kích thích lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng đường ruột, trị cảm lạnh, buồn nôn do say tàu xe, trị ho/đau rát họng.
- Can khương: Có tác dụng làm ấm dạ dày, trị đau bụng, chữa ho đờm ở người bị cảm lạnh, làm giảm tình trạng chướng bụng.
- Thán khương: Hỗ trợ trị xuất huyết đường ruột, giữ ấm can thận.
- Khương bì: Giúp lợi tiểu, trị phù thũng.
3.2. Theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại, gừng có nhiều tác dụng dược tính nổi bật như:
- Tăng cường chức năng miễn dịch: Dùng trà gừng là một trong những phương pháp giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Bởi các hợp chất trong loại củ này có tác dụng giảm căng thẳng, giúp cơ thể thích nghi tốt trước sự thay đổi của thời tiết, chống đỡ lại tác nhân gây bệnh.
- Hỗ trợ giảm đau: Gừng vốn có tính ấm, giúp giảm cơn đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, sử dụng gừng như một loại trà còn giúp giảm cơn đau đầu, đau bụng xuất hiện mỗi kỳ kinh.
- Trị chứng hôi miệng: Các tinh chất trong gừng có khả năng làm dịu dạ dày, hạn chế hiện tượng đầy hơi từ đó giúp giảm phần nào chứng hôi miệng.
- Giảm triệu chứng ốm nghén, say tàu xe: Tính cay nóng của gừng đặc biệt tốt cho đối tượng bị ốm nghén, say tàu xe. Theo đó, sử dụng trà gừng sẽ giúp giảm tình trạng lo lắng, hạn chế tình trạng nôn ói ở phụ nữ mang bầu và người hay bị say tàu xe.
- Giảm cholesterol: Nhiều hoạt chất trong gừng có tác dụng kích thích giãn nở mạch máu, cải thiện tốc độ lưu thông máu, giảm đáng kể lượng cholesterol xấu.
- Kích thích hoạt động của đường tiêu hóa: Một số hợp chất trong gừng có khả năng cân bằng axit trong dạ dày. Nhờ đó, tình trạng viêm tại niêm mạc ruột, chứng trào ngược dạ dày, những cơn đau bụng cũng phần nào giảm bớt.
- Trị cảm lạnh: Gừng vốn có tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích giãn mạch, hỗ trợ đường hô hấp, giúp giảm chứng nghẹt mũi. Vì vậy, người bị cảm lạnh thông thường nên sử dụng một số sản phẩm từ gừng, chẳng hạn như trà gừng.
- Hỗ trợ chống viêm: Đặc tính chống viêm của gừng rất hữu ích cho việc điều trị chứng bệnh lý về xương khớp. Chẳng hạn phong tê thấp, viêm khớp.
- Giúp giảm cân: Nhiều hợp chất trong gừng có khả năng tham gia vào hoạt động đánh tan mỡ thừa, đẩy mạnh tốc độ chuyển hóa, giúp ích cho người cần giảm cân.
Gừng giúp làm ấm cơ thể rất hiệu quả
4. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng gừng
Tuy rằng đem đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách, hoặc quá lạm dụng, gừng vẫn có khả năng gây tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như:
- Khiến cơ chế xuất hiện chứng ợ nóng.
- Niêm mạc miệng bị kích ứng.
- Bụng đầy hơi.
- Gây tình trạng nóng trong, khó đi ngoài nếu sử dụng quá nhiều gừng.
- Khiến cơ thể bị nổi mề đay, ngứa rát, gặp khó khăn khi hô hấp.
- Có khả năng tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng.
Dùng quá nhiều gừng dễ khiến cơ thể bị nóng trong
5. Một số cách sử dụng gừng phổ biến
5.1. Dùng như trà
Gừng hay củ gừng thường được chế biến thành trà. Thức uống này có tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích khả năng lưu thông khí huyết, giúp người dùng ngủ ngon hơn, giảm các cơn đau nhức khó chịu.
Sau khi thu hoạch, bạn nên rửa sạch từng củ gừng, cạo đi lớp vỏ bên ngoài. Tiếp theo, bạn thái gừng theo thành từng lát mỏng, pha cùng nước ấm và uổng như một loại trà.
Để giảm bớt vị cay, bạn hãy cho thêm một chút mật ong. Bên cạnh tác dụng làm ấm cơ thể, trà gừng còn hỗ trợ trị ho, giảm ngứa rát cổ họng rất hiệu quả.
Uống trà gừng giúp giảm tình trạng đau bụng kinh
5.2. Chế biến thành kẹo
Ngoài trà gừng, kẹo gừng cũng là sản phẩm tốt cho sức khỏe nếu sử dụng hợp lý. Nếu không muốn dùng kẹo bán sẵn, bạn hãy thắng gừng tươi cùng đường và sử dụng dần.
Kẹo gừng hay gừng tươi thắng cùng đường rất tốt cho người bị say xe. Ngậm kẹo gừng là cách đơn giản giúp làm ấm bụng, giảm đau họng.
5.4. Xông hơi
Gừng tươi kết hợp cùng những nguyên liệu sẵn có như sả, chanh,.. sẽ tạo thành hỗn hợp xông hơi giải cảm cực hiệu quả. Tinh dầu trong gừng và các nguyên liệu khác có thể giúp tinh thần bạn thư giãn, cơ thể bớt mệt mỏi.
Cây gừng là loài thực vật quen thuộc, với nhiều tác dụng tốt. Phần củ của loại cây này chứa các hợp chất có lợi. Tuy nhiên nếu không muốn gặp phải tác dụng phụ, bạn không nên dùng quá 5gr gừng mỗi ngày. Từ một vài chia sẻ chi tiết trên đây của MEDLATEC, hy vọng bạn đã biết thêm thông tin hữu ích về cây gừng!