NDO – Cuốn sách “Dưỡng sinh phân tử” hay Biện pháp tứ trụ – chữa lành bách bệnh và Phát hiện những nguyên tắc cơ bản của Dưỡng sinh bằng con đường phi truyền thống của tác giả GS.TSKH Lê Đình Phái do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành vừa được giới thiệu tới độc giả chiều 25/1 tại Hà Nội.
Ra mắt sách “Dưỡng sinh phân tử” về những phương pháp sống lành mạnh

Đây là kết quả nghiên cứu từ nhiều năm của vị giáo sư năm nay gần 90 tuổi, mà theo ông, xuất phát từ nguyên nhân từ nhỏ sức khỏe không được tốt. Ông chia sẻ: “Tôi muốn tìm một phương pháp giữ gìn sức khỏe, từ đó tìm hiểu những phương pháp dưỡng sinh từ hóa sinh, kết hợp với dinh dưỡng học hiện đại để cho ra những cách thức giữ sức khỏe phù hợp nhất.

“Dưỡng sinh phân tử” là phép chăm sóc sức khỏe phi truyền thống vì nó quan tâm bảo vệ các phân tử enzym (protein) và protein của các màng nguyên sinh chất, màng nhân và màng ty thể các kháng thể (protein) và các hormon protein… bằng cách hạn chế tác hại thường trực của các gốc acid, gốc tự do và các ion kim loại nặng.

Nội dung cuốn sách đề cập đến 2 vấn đề chính gồm: Đề xuất nguyên lý dưỡng sinh căn cứ trên nền tảng phân tử của sự sống và Phát hiện con đường phi truyền thống để khai phá các tư tưởng tinh hoa về y học của người Việt trong các chữ Nôm.

Ra mắt sách “Dưỡng sinh phân tử” về những phương pháp sống lành mạnh ảnh 1
GS.TSKH Lê Đình Phái chia sẻ về cuốn sách.

Cơ sở tư tưởng của “Dưỡng sinh phân tử” được bắt nguồn từ nghĩa lý và triết lý, đến từ hai chữ Nôm là chữ “Dưỡng” và chữ “Sinh”. Sự phá vỡ cấu trúc các nét của hai chữ trên đã cho tác giả phát hiện được bốn viên ngọc quý (tứ trụ), cũng chính là “bảo bối” để duy trì, bảo vệ sự sống của con người, đó là: dinh dưỡng, cách sống, môi trường, tâm trí.

Tứ trụ này tạo nên một chu trình mà tác giả đặt tên là “vòng tròn sự sống” vì toàn bộ sự sống đều chỉ xoay quanh những cái cột này. Đó là một quy luật bất biến về sự sống.

Con người, nếu biết chăm sóc tốt tứ trụ lấy việc giữ giới làm cốt lõi sẽ khống chế được các yếu tố phá hoại sự sống, chủ yếu là hai tam độc gồm tam độc tâm trí (tham-sân-si) và tam độc hóa sinh (gốc acid, gốc tự do và các ion kim loại nặng). Khi hai tam độc được kiểm soát tốt thì sức sống của mọi tế bào điều trở nên mạnh mẽ (các phân tử protein quan trọng trong cơ thể được bảo vệ an toàn). Do vậy phương pháp này mang tên “Dưỡng sinh phân tử”.

Cuốn sách cũng đem đến những phân tích thú vị của GS.TSKH Lê Đình Phái về chữ Nôm liên quan đến các phương pháp dưỡng sinh, giữ sức khỏe. Ông cho biết, chữ Nôm có những ý nghĩa, tư tưởng rất đặc biệt của người Việt, văn hóa Việt, mang những điều rất lý thú nếu phân tích kỹ. Trong sách, ông đưa vào 65 chữ Nôm cùng những phân tích, lý giải chặt chẽ.

Ngoài những sáng tạo về lý luận dưỡng sinh và phương pháp khảo sát chiều sâu tư tưởng trong các chữ Nôm, “Dưỡng sinh phân tử” còn đề xuất những khái niệm hoàn toàn mới lạ về nguyên nhân gây bệnh, về thuốc và dược phẩm; phát hiện những điều lý thú về chữ “Máu” và đặc biệt là những điều kỳ diệu về dưỡng sinh trên khuôn mặt người.

Ra mắt sách “Dưỡng sinh phân tử” về những phương pháp sống lành mạnh ảnh 2
Những chiết tự chữ Nôm trong sách.

“Một trong những điểm sáng tạo nhất trong cuốn sách là cách nhìn của GS. TSKH Lê Đình Phái đến từ việc nhìn những sự việc từ quen thành lạ, rất thú vị, độc đáo mà chúng ta thường bỏ qua. Các nội dung, nghiên cứu được đúc kết trong cuốn sách tác giả đưa ra đều là những sáng tạo, lý thú, đầy triển vọng về dưỡng sinh mà độc giả có thể tiếp cận, ứng dụng vào đời sống hằng ngày”, bà Trần Thanh Việt, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vgreen, học trò của giáo sư chia sẻ.

GS.TSKH Lê Đình Phái sinh năm 1938 tại Hà Nội, từng làm dược sĩ tại Đại học Dược Hà Nội 1960, Tiến sĩ Hóa – Sinh (Viện Hàn lâm Đức), Tiến sĩ khoa học (Đại học FSU Jena – Đức). Năm 1990, ông về nước và công tác tại viện Kỹ thuật quân sự. Năm 1980 được Giải thưởng Khoa học Nhà nước (cùng với tập thể phòng Hóa sinh Viện kỹ thuật quân sự. Ông từng cho ra đời các cuốn sách “Những vấn đề Dược học dân tộc” (Nhà xuất bản Đà Nẵng 1980) và “Micro acupressure” (bằng tiếng Anh, tại Katowice 1991).

SHARE

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here